Elfen Lied là bộ manga kinh dị nổi tiếng từ đầu năm 2000. Mặc dù manga không nhận được bản dịch tiếng Anh chính thức cho đến năm 2019, bộ truyện vẫn thu hút được một lượng lớn độc giả nói tiếng Anh sau khi phát hành nhờ sự chuyển thể sang anime vào năm 2004.
Bộ phim theo chân một diclonius, một chủng tộc của các dị nhân có ngoại hình là cô gái xinh đẹp, tóc hồng với cặp sừng nhỏ trên đầu. Những diclonius đều sở hữu một vũ khí dưới dạng bàn tay vô hình ma thuật được gọi là vectơ, có thể dùng cho mọi thứ từ điều khiển đồ vật đến phá hủy các tòa nhà và con người. Giết người dường như cũng nằm trong bản năng của họ, thể hiện trong việc họ thường giết bất kỳ con người mà họ đi qua.
Bộ truyện từ lâu đã được hâm mộ bởi những màn bạo lực máu me, thể hiện sự man rợ của loài người đối với những chủng tộc khác. Tuy nhiên, anime cũng miêu tả việc chém giết của chủng loài được cho là “kém hơn” thông qua góc nhìn hợp pháp hoá, nhân tính hoá và thông cảm hoá nhất có thể. Do đó, bộ phim giữ vững cương vị là bộ khoa học viễn tưởng ủng hộ thuyết ưu sinh – với niềm tin rằng chỉ có một số con người nhất định, đủ tư cách mới nên được phép đóng góp vào sự phát triển gene của nhân loại.
Ý nghĩa thật sự của Diclonius
Các nhân vật là con người của Elfen Lied, trừ một số trường hợp, thường đối xử với Diclonius với sự nghi ngờ, khinh miệt và ghê tởm. Hầu hết con người hoặc bắt nạt Diclonius hoặc nhốt chúng trong các phòng thí nghiệm bí mật mật để thử nghiệm và tra tấn. Như vậy, bộ truyện thường được nhận định là sự phê phán cách loài người đối xử với những chủng tộc khác họ. Tuy nhiên, cách giải thích này còn nông cạn, chưa đi đủ sâu vào anime.
Việc nói rằng Elfen Lied là một câu chuyện về phân biệt chủng tộc theo như một số người hâm mộ là do họ đã bỏ lỡ một vài điểm chính của anime. Trước hết, khác với thực tế về phân biệt đối xử, diclonius trực tiếp là mối đe dọa cho con người, khi bản năng chúng là căm ghét và giết con người.
Thứ hai, “kết thúc có hậu” của manga là khung cảnh các nhà khoa học và binh sĩ trấn an loài người rằng loài diclonius đã bị loại bỏ mãi mãi. Manga cho ta thấy diclonius là phe nạn nhân, nhưng kết thúc có hậu vẫn là chiến thắng của loài người và sự diệt vong của diclonius.
Hơn nữa, các nhà khoa học trong Elfen Lied chỉ ra rằng cách Diclonius phát triển hoàn toàn dự đoán được. Hầu hết diclonius trông và hành động như những đứa trẻ bình thường, cho đến thời điểm trong khoảng ba và mười tuổi. Tại thời điểm đó, họ hoàn thiện vectơ của họ, và bản năng giết người trỗi dậy.
Về mặt này, Diclonius giống với con người có hội chứng rối loạn tâm thần. Ví dụ, bệnh nhân bị rối loạn di truyền Huntington sống cuộc sống bình thường cho đến khoảng tuổi trung niên. Trong khoảng từ ba mươi đến sáu mươi tuổi, hệ thần kinh của họ bắt đầu phân rã, gây mất trí nhớ và mất kiểm soát tính cách, chuyển động và chức năng cơ thể.
Hai hội chứng rối loạn di truyền khác, như bệnh Tay-Sach hoặc hội chứng phenylketonuria không được điều trị gây tổn thương não nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong cho trẻ nhỏ chỉ khoảng 3, 4 tuổi. Trùng hợp rằng, các vấn đề của Diclonius trong Elfen Lied xuất phát từ những bất thường trong cấu trúc não của chúng. Nhìn chung, Diclonius dường như đại diện cho những trẻ em bị bệnh tâm thần nghiêm trọng hoặc các điều kiện thần kinh khác.
Như vậy, điều đáng lo ngại là, thông điệp Elfen Lied đưa ra dường như là nhận định cho rằng những đứa trẻ như vậy không hoàn toàn là con người hay xứng đáng được sống.
Một số khẩu hiệu hoạt động phổ biến ta thường thấy-chẳng hạn như “1 trong 5 người lớn Mỹ mắc phải các bệnh tâm lý mỗi năm”-ngụ ý rằng các bệnh tâm thần dao động trong tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, thực tế là các vấn đề sức khỏe tâm thần, giống như các vấn đề sức khỏe khác, có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Ví dụ, mặc dù đều là rối loạn tâm trạng, trầm cảm hay rối loạn lo âu không nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề như rối loạn tâm thần.
Nhiều nhà khoa học cho rằng triệu chứng rối loạn tâm thần- ảo giác và khó khăn trong việc xác định đâu là thực ảo- gây ảnh hưởng đến não bộ nặng nề. Thật vậy, khi các triệu chứng tâm thần diễn ra càng liên tục, và khi bệnh nhân càng đợi lâu để nhận được điều trị, bệnh nhân sẽ trở nên càng suy nhược.
Nhìn chung, bệnh tâm thần phân liệt là hội chứng cản trở cuộc sống của bệnh nhân nhất trong các rối loạn tâm thần phổ biến. Tự kỷ, một rối loạn tâm lý phổ biến, có thể trở nên nghiêm trọng tương tự như tâm thần phân liệt.
Theo một nghiên cứu, bệnh nhân mắc một trong hai hội chứng này có khả năng sinh sản giảm đáng kể so với ngay cả những bệnh nhân có nhiều loại rối loạn tâm thần khác. Họ cũng chết trẻ hơn. Ví dụ, một nghiên cứu từ Thụy Điển cho thấy tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tâm thần phân liệt ít hơn mười năm so với dân số nói chung. Một nghiên cứu khác của Thụy Điển cho thấy bệnh nhân tự kỷ nhẹ có tuổi thọ trung bình dưới sáu mươi năm. Trong khi đó, những người mắc chứng tự kỷ nặng thường sống dưới bốn mươi năm.
Những con quỷ nhỏ
Ngay từ đầu, Elfen Lied đã dấy lên nỗi sợ hãi Diclonius trong người xem. Cảnh đầu tiên khán giả thấy là một Diclonius giết một đoàn người nào đó, thường bằng cách xé thây chúng ra, thổi bay chúng, hoặc một số phương pháp ghê tởm tương tự như vậy.
Mặc dù bộ truyện có nhân tính hoá Diclonius bằng việc nói rằng chúng có thể tránh giết con người nếu được đối xử tử tế, manga đặc biệt tuyên bố rõ ràng rằng bản tính của tất cả các Diclonius là giết con người, ngay cả những Diclonius tốt tính nhất cũng khó khăn lắm mới trấn an được bản năng này.
Trong manga Lucy, một Diclonius tuổi teen, nhân vật trung tâm của bộ truyện, nói rõ rằng bản năng thôi thúc việc giết người của cô qua “tiếng nói của DNA của tôi, bản năng trong tôi[…]” Điều này ít được nhắc đến hơn trong anime, nhưng ngay cả khi đó cô thừa nhận với Kouta, bạn mình, rằng, “Cậu phải hiểu rằng, tôi được sinh ra để chấm dứt cuộc sống con người.”
Một số Diclonius sở hữu bản tính tàn bạo hơn Lucy rất nhiều. Một trong số đó, một cô bé 5 tuổi tên là Mariko, sống cả đời trong chiếc bình thí nghiệm với chất liệu vững chắc hàng đầu để ngăn cô giết những người làm việc trong phòng thí nghiệm. Người cô duy nhất tiếp xúc là một nhà thí nghiệm tên Saito, thường giao tiếp với cô qua màn hình. Khi Mariko cuối cùng được thả ra và có cơ hội lên tiếng, cô thừa nhận rằng việc giết người với mình luôn là một trò chơi thú vị.
Điều đặc biệt là, hoàn cảnh của Mariko có một số điểm dựa trên sự thật. Một số thí nghiệm điều chỉnh hành vi sớm nhất dành cho con người đã được thực hiện trên những đứa trẻ bị nhốt suốt đời vì tự làm mình bị thương.
“Cả ba [đứa trẻ trong nghiên cứu] tự làm đau chính mình một cách tàn bạo, đặc biệt là tự đấm tai mình, hoặc đập đầu mình vào bất cứ vật sắc nhọn, sắc cạnh gần đó. Trong khoảng thời gian chín mươi phút, John đã được quan sát thấy tự tấn công mình 2.750 lần.
Khuôn mặt và đầu của cả ba đứa trẻ đầy rẫy những vết sẹo bầm tím. Vào ngày Linda được đưa đến [Đại học California ở Los Angeles], máu cô rỉ ra từ một bên tai. Không ai trong số những đứa trẻ có thể nói chuyện; bạo lực là thông điệp duy nhất mà họ dường như có khả năng gửi đến thế giới bên ngoài.
[…] Cả ba đã bắt đầu làm tổn thương chính mình từ khi mới biết đi và kể từ đó đã phải chịu cùng một phương pháp kiểm soát cuối cùng: trói buộc hạn chế thể chất, hai mươi tư giờ một ngày.”
Tất nhiên, thực tế hầu hết những người có vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng về cơ bản là vô hại. Tuy nhiên, một thiểu số nhỏ (những người không may hay bị phương tiện truyền thông đưa tin) thực sự gây nguy hiểm.
Tại Ithaca, New York, một bệnh nhân tâm thần tên Debbie Stagg lần đầu tiên được đưa tin khi cô tự thực hiện một ca mổ lấy thai mình. Nhiều năm sau, cô lại xuất hiện trên mặt báo vì đâm chết một sĩ quan cảnh sát. Spectrum News, một kênh tin chuyên tập hợp những tin tức về rối loạn phổ tự kỷ, từng nhắc tới một cậu bé vị thành niên đã phải nhập viện vì những cơn động kinh giận dữ gây bạo lực, phá hoại. Một trong những cơn bạo lực kéo dài trong ba giờ.
Trong Unorthodox, một cuốn hồi ký được viết bởi một người phụ nữ rời khỏi cộng đồng Do Thái Satmar khi còn là một người mẹ trẻ, tác giả kể lại những khó khăn khi lớn lên trong một gia đình mắc bệnh tâm thần di truyền. Bà mô tả, tại một thời điểm, em họ của bà trở nên hung dữ trong một cơn rối loạn tâm thần.
“Một đêm nọ, Baruch tự ra khỏi phòng giam mình bằng cách đấm vỡ cửa, khiến máu chảy đẫm tay cậu. Tiếng la hét của cậu không ngừng, như một con vật hoang dã quằn quại trong đau đớn. Cậu đã phá hủy mọi thứ cậu chạm tới. Nhân viên y tế phải vật lộn với cậu ở hành lang, và tiêm thuốc an thần cho cậu.”
Trong cộng đồng y tế, rối loạn tâm thần càng nghiêm trọng thì được coi là càng làm tăng khả năng hành vi người bệnh trở nên bạo lực. Tuy nhiên, sự bạo lực này diễn ra ở nhiều hình thức và không phải là không thể tránh khỏi.
Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân tâm thần phân liệt trở nên bạo lực vì hai lý do chính. Bệnh nhân có thể bị ảo giác về việc họ sự ngược đãi, khiến họ xem người khác như kẻ thù.
Họ cũng có thể có một số tiền sử đi kèm như sử dụng ma túy hoặc sở hữu đặc điểm của psychopath khiến họ cố tình gây bạo lực và đe dọa người khác. Nói cách khác, đối với nhiều bệnh nhân trong số này, quyết định làm hại người khác của họ là một lựa chọn. Tuy nhiên trong Elfen Lied, bản năng giết người của Diclonius không còn là lựa chọn, mà là điều hiển nhiên.
Ngoài ra, không ai trong số các nhà khoa học ở Elfen Lied dường như quan tâm đến việc dạy Diclonius thoát ra khỏi bản năng giết người thông qua liệu pháp tâm lý hay thuốc, cả hai đều được ứng dụng từ lâu cho việc điều trị bệnh nhân tâm thần gây cản trở lớn trong cuộc sống người bệnh. Các chương trình phân tích hành vi ứng dụng ban đầu (ABA), được phát triển bởi nhà khoa học O. Ivar Lovaas để điều trị trẻ mắc chứng tự kỷ nặng.
Các nhà nghiên cứu đôi khi sử dụng các kỹ thuật mà ngày nay sẽ được coi là vô nhân tính-như tát trẻ nhỏ trên khuôn mặt hoặc gây sốc điện. Lovaas biện minh cho những chiến thuật này bằng cách tuyên bố rằng ông chỉ đơn giản là làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp bọn trẻ em học cách tự trấn an lại bản thân. Với việc Elfen Lied liên tục hiển thị cảnh các bé gái Diclonius bị lạm dụng và làm nhục, khá bất ngờ khi ta không thấy có bất cứ biện pháp điều trị nào như trên cho Diclonius.
Nếu anime có thể cho thấy cảnh trẻ em bị giết- thường xuyên và qua các cách thức khủng khiếp-tại sao lại không nối Diclonius với dây điện gây sốc mỗi khi họ định dùng vectơ tấn công con người, hoặc, ngược lại, nhồi bánh kẹo vào miệng chúng bất cứ khi nào chúng từ chối? Khả năng là vô tận nhưng ta không thấy chúng được khám phá. Thay vào đó, lý do duy nhất các nhà khoa học muốn nghiên cứu Diclonius là tìm cách giết chúng hiệu quả hơn.