Shirley Temple – thiên thần nhí trong “kỷ nguyên vàng” của Hollywood, bị lợi dụng đóng những kịch bản đê tiện mang vỏ bọc phim thiếu nhi
Shirley Temple sinh năm 1928 tại California, Hoa Kỳ, là một trong những diễn viên nhí nổi tiếng của kỷ nguyên vàng. Khi mới lên 2 tuổi, cô bé đã bộc lộ khả năng cảm thụ âm nhạc tuyệt vời. Nếu trong nhà bật nhạc, Shirley sẽ thể hiện vẻ say sưa thưởng thức. Vì vậy năm em 3 tuổi, mẹ đã gửi Shirley tới trường mẫu giáo Meglin để em được học múa hát.
Đây là ngôi trường mà nhiều ngôi sao Hollywood thường xuyên ghé thăm, và Shirley cũng nhờ đây bước chân vào Hollywood. Năm 1934, chỉ mới 6 tuổi, Shirley Temple được các đạo diễn phát hiện và từ đó tham gia vô số những bộ phim của hãng Fox.
Stand Up and Cheer! là tác phẩm giúp Shirley trở nên nổi tiếng. Những tựa phim sau đó như The Little Colonel, The Little Princess… càng thể hiện được năng khiếu cũng như độ nhạy bén của Shirley. Cô bé nhanh chóng lọt vào danh sách 10 ngôi sao hàng đầu Hoa Kỳ, là người nhỏ tuổi nhất trong số đó.
Thậm chí năm 1938, mặc dù Mỹ bước vào thời kỳ Đại suy thoái, sự nghiệp của em vẫn hết sức rực rỡ. Những người dân khốn cùng, đang trong trạng thái chán nản vì thất nghiệp, nghèo đói, chỉ cần trông thấy nụ cười của Shirley là như được tiếp thêm năng lượng, gác lại lo âu.
Nhưng trên thực tế, đằng sau nụ cười tươi tắn ấy là một vẻ u uất khó hiểu. Shirley Temple chính là nhân chứng sống, phơi bày sự giả tạo xấu xí của Hollywood thời kỳ đó.
Hầu hết các nhân vật Shirley thủ vai đều là trẻ mồ côi không cha không mẹ, sau đó được những người đàn ông độc thân nhận nuôi. Khi em diễn cùng các “bố”, họ đều có những động tác cử chỉ mập mờ mà chỉ người lớn mới hiểu. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn ở bộ phim Poor Little Rich Girl, trong đó nhân vật Shirley đảm nhận kết hôn với người giám hộ của mình.
Khán giả hiện nay nếu xem lại phim này chắc chắn sẽ dấy lên nghi ngờ Poor Little Rich Girl do một kẻ biến thái thực hiện. Song ở thời điểm đó, xu hướng ấ u d â m trần trụi như vậy lại dễ dàng được ra mắt nhờ đội lốt phim thiếu nhi. Bản thân Shirley Temple không ý thức được điều này, ngay cả mẹ em và những khán giả bị cuốn theo câu chuyện của nhân vật giám hộ cũng không nhận ra.
Người duy nhất tỉnh táo có lẽ là nhà phê bình phim Graham. Ông đã vạch trần sự thật trên tạp chí, chỉ rõ cái mà người ta nghĩ là “món ăn tinh thần” thực chất là cổ xúy cho nạn ấ u d â m. Tuy nhiên sau này ông lại bị hãng phim Fox kiện tội phỉ báng, phải ra nước ngoài để lánh nạn. Mặc dù vậy, một số người bắt đầu ngờ ngợ trước những phân tích của Graham. Đối với đại đa số công chúng, Shirley là một thiên thần hạ phàm, một em bé ngọt ngào dễ thương.
Nhưng đối với nhiều người đàn ông trưởng thành, cảm giác họ dành cho em hết sức phức tạp, thậm chí có kẻ còn yêu thích em theo kiểu khác. Và suy cho cùng đứng sau giật dây chính là đội ngũ sản xuất, là hãng phim, là Hollywood nhiều mặt đen tối.
May mắn thay vào năm 22 tuổi, Shirley Temple đã rút khỏi làng giải trí. Nói về cuộc chia tay với Hollywood, cô thẳng thắn chia sẻ: “Hồi 6 tuổi tôi không tin vào sự tồn tại của ông già Noel, tôi bị bao vây bởi một nhóm những kẻ có khuynh hướng ấ u d âm. Lớn lên rồi tôi mới hiểu, những kẻ đó chính là kền kền.”
Sau này Shirley Temple lấn sân sang chính trường, trở thành nhà ngoại giao và đại sứ Hoa Kỳ tại Ghana và Tiệp Khắc. Năm 1988 Temple xuất bản cuốn tự truyện mang tên Ngôi Sao Nhí và thuật lại toàn bộ quá trình trưởng thành của mình tại Hollywood danh vọng và đầy cám dỗ.