Một câu hỏi quen thuộc là: “Tại sao họ ngu ngốc đến thế?” thường để chỉ những nhân vật chính của một bộ truyện shounen hay anime. Một số những cái tên hiện ngay trong đầu chúng ta là Naruto, Luffy, Ichigo và Goku. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta nên nhận ra rằng hình mẫu những nhân vật không có trí thông minh bằng một người bình thường là dành cho nhân vật chính shounen, khác với nhân vật ngốc nghếch dùng trong phim hài.

Son Goku (Dragon Ball)
Trong phim hài, nhân vật được dựng lên ngớ ngẩn để gây ra các sai lầm khôi hài, khiến chúng ta bật cười, điều này không giống với sự kém thông minh khắc hoạ vì shounen manga. Nhiều người cho rằng điều này là để tác phẩm có thể gửi thông điệp rằng trở thành anh hùng, bạn không nhất thiết phải thông minh hơn người, và sức mạnh quan trọng hơn sự thông minh.

Naruto
Thông thường, nhân vật chính shounen manga có lòng gan dạ, dũng cảm, sức mạnh, ý chí kiên cường hay những phẩm chất tương tự để bù đắp lại sự thiếu thông minh của họ. Câu hỏi ở đây là… tại sao? Điều gì khiến ta đề cao sức mạnh hơn trí khôn? Tại sao Luffy được khen ngợi vì cách cậu luôn tiến tới ước mơ mà không ai phàn nàn về việc cậu rất ngu ngốc?

Luffy (trái) (One Piece)
Câu trả lời dường như rất rõ ràng, vì không ai muốn khen ngợi một kẻ ngốc, hay nói cách khác, chúng ta nhìn nhận tình huống rằng, mỗi người có một điểm yếu khác nhau. Và giờ câu hỏi trở thành, sẽ thế nào nếu Luffy là nhân vật vừa mạnh vừa thông minh?
Khi đó, ta sẽ thay đổi cách nhìn về cậu như thế nào? Một nhân vật giống như vậy mà ta biết chắc hẳn là Deku, thừa hưởng sức mạnh One for All, đồng thời rất thông minh, giỏi trong việc phân tích và phán đoán tình huống. Cả tinh thần và thể chất, Deku không chỉ ước mơ trở thành anh hùng mà cậu có con đường rõ ràng cách rèn luyện bản thân để trở thành người như vậy.

Deku (Hero Academia)
Tại sao lại không có nhiều anh hùng giống như Deku trong shounen anime? Nếu như những nhân vật vừa mạnh vừa thông minh này không chỉ có thể mà còn nhận được thành công (nhìn vào thành công vang dội của Học viện Siêu Anh Hùng bạn sẽ rõ), tại sao Boruto cũng ngốc nghếch hệt như bố mình? Câu trả lời là: Nhân khẩu học (Demographics).

Boruto
Đối tượng người xem shounen anime ở Mỹ và Nhật Bản thường là nam tuổi thiếu nhi hoặc thanh thiếu niên, và anime, như các ngành giải trí khác, phát triển dựa vào doanh số người xem. Khi phân tích tại sao nhân vật Goku có sức mạnh nhưng đầu óc tối dạ, ta cũng phải xem xét về đối tượng xem anime.
Câu hỏi “Tại sao nam thiếu nhi và thiếu niên thích xem shounen anime?” cần nhiều phân tích về việc shounen anime có nhiều nhân vật nam giới, sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, và sự khác biệt này ảnh hưởng thế nào đến người xem, nhưng chúng ta sẽ không bàn luận đến đó ở đây.

Asta (Black Clover)
Thay vào đó, câu trả lời cho sự tối dạ của nhiều nhân vật shounen anime sẽ được dựa vào một quy tắc tâm lý học đơn giản: Một nam thiếu niên ngưỡng một nhân vật chính của shounen anime vì nhân vật đối với họ rất dễ hiểu. Ta nên đi sâu hơn vào tâm lý người xem, dựa vào hai nhân tố chính: trải nghiệm chìm mình trong phim và thoát ly thực tế.
Nam thiếu niên thông thường sẽ hiểu được Goku ở nhiều tầng vì sự dễ hiểu của nhân vật này. Ta thấy rõ nhất ở Goku sự mạnh mẽ, dũng cảm, ý chí luôn hướng về phía trước, và sự tốt bụng. Đương nhiên nhân vật có nhiều điểm phức tạp hơn nhưng đây là những điểm chính khi ta nghĩ về nhân vật.
Một thiếu niên thông thường cảm thấy các đặc điểm này dễ hiểu và cũng dễ bắt chước, khiến cho việc nhìn thấy bản thân trong nhân vật của người xem là không khó. Người xem không cần thay đổi quá nhiều để trở thành Goku. Điều đáng chú ý là để người xem chìm đắm bản thân trong nhân vật, nhân vật phải dễ hiểu và dễ bắt chước, hầu như không cần thay đổi quá nhiều so với bản thân người xem ngoài đời. Thay đổi càng ít càng tốt, và điều này dẫn đến luận điểm chính của bài.

Natsu & Happy (Fairy Tail)
Trải nghiệm chìm mình trong phim và thoát ly thực tế là điều một nam thiếu niên tìm trong anime, một cánh cửa giúp họ thoát khỏi hiện thực buồn chán thường ngày. Ngay cả khi anime kết thúc, người xem vẫn có thể tưởng tượng và bắt chước nhân vật họ ngưỡng mộ.
Nhân vật càng dễ hiểu và dễ bắt chước thì tưởng tượng càng kéo dài được lâu. Naruto là một điển hình nhân vật như vậy; lúc đầu cậu là một kẻ thua cuộc, chuyên gây rối, không có bạn, học không đâu vào đâu, và cũng chả có mối tình nào. Để trở thành Naruto hay người giống như Naruto không đòi hỏi ta quá nhiều công sức, đúng hơn là bất kỳ công sức nào.
Tưởng tượng xem nhân vật chính nào cũng thông minh như L của Death Note. ranh giới để người xem trải nghiệm mình trong nhân vật đối với một nam thiếu niên bình thường là xa. Nói rằng “Tôi muốn trở thành L” không dễ bằng việc “ Tôi muốn trở thành Naruto” (ở đây tôi không nói đến sức mạnh thể chất mà là về phẩm chất, đặc tính và tinh thần).

L (Death Note)
Giờ thử tưởng tượng nhân vật chính nào cũng thông minh như L và mạnh như Goku, rất khó để một nam thiếu niên bình thường đặt mình trong những nhân vật vĩ đại như thế. Vì lẽ đó, không những anime trở nên nhàm chán nếu nhân vật chính quá hoàn hảo (vì như vậy nhân vật chính vượt qua trở ngại một cách dễ dàng), mà khiến việc người xem tưởng tượng mình trong nhân vật, thoát ly hiện thực trở nên vô cùng khó khăn, làm giảm lượng người xem.
Thực tế là: Naruto sẽ không phải là người vượt qua được LSAT(một bài thi ở Mỹ). Và Boruto cũng như vậy. Sự thật là nhiều người trên thế giới giống Naruto hơn là L, và số lượng lớn này mong muốn nhân vật chính anime có khả năng trí tuệ kém hơn hoặc bằng với họ. Điều này nói gì về tương lai trí tuệ của nhân loại? Thế giới mà người xem thoát ly ra là nơi như thế nào vậy? Thế giới cần anh hùng, nhưng họ không cần thêm nhân vật nữa.