Chứng sợ điện thoại còn được gọi là telephobia (phobia theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “sự sợ hãi”)
Theo kết quả khảo sát của Job Korea (cổng thông tin việc làm) vào 10/2020, với đối tượng là 518 người đàn ông và phụ nữ trưởng thành, đã ghi nhận được 53,1% nam nữ trưởng thành mắc chứng ‘Telephobia’ – chứng sợ gọi điện thoại.
Đặc biệt, câu trả lời “có mắc chứng sợ gọi điện thoại” đã nhận được sự chú ý vì nó đã tăng lên 6,6%p so với kết quả khảo sát năm ngoái là 46,5%. Theo nhóm người được hỏi cho biết: nhóm sinh viên chuẩn bị việc làm chiếm 57,7% và nhóm người đi làm chiếm 47,4% có mắc chứng này.
Lý do lớn nhất chiếm 58,2% nam nữ trưởng thành mắc chứng ‘Telephobia’ là vì họ cho rằng đã “trở nên quen thuộc với việc giao tiếp không trực tiếp thông qua việc sử dụng ứng dụng nhắn tin và tin nhắn văn bản” hơn là gọi điện thoại.
Tiếp theo, câu trả lời ‘Tôi sợ mắc lỗi khi nói chuyện qua điện thoại’ chiếm 35,3%, ‘Tôi không thể giao tiếp tốt’ chiếm 30.5% và ‘Tôi bị tổn thương tinh thần qua những cuộc điện thoại về công việc khi nói chuyện điện thoại với cấp trên’ chiếm 22,5% cũng được cho là nguyên nhân chính của chứng ‘Telephobia’
Theo kết quả Job Korea ‘phương pháp giao tiếp ưa thích nhất’ của nam nữ trưởng thành đứng vị trí đầu tiên là “giao tiếp không gặp mặt bằng tin nhắn/ messenger” chiếm 58,9%. Tiếp theo, câu trả lời rằng họ thích “giao tiếp mặt đối mặt” chiếm vị trí thứ hai với 29,3% và 11,2% cho biết họ thích gọi điện thoại hơn.
Ngoài ra, 72,4% nam và nữ trưởng thành cho biết họ đã có kinh nghiệm “viết kịch bản hội thoại” trước khi gọi.
Trong đó nhóm người hay “viết kịch bản hội thoại” trước khi gọi chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm nhân viên văn phòng với 69,7% ở và 74,6% ở nhóm sinh viên chuẩn bị đi làm. Khi được hỏi “số lượng đàn ông và phụ nữ trưởng thành mắc chứng sợ gọi điện thoại sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai thì 68,5% trả lời rằng “sẽ tăng lên”.